Đang nạp lại dữ liệu...
a) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện (thông qua Trung tâm hành chính công cấp huyện).
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
c) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Số lượng bộ hồ sơ: 1
Đơn tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện:
(1) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức tranh chấp đất phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tài liệu được nêu tại mục thành phần, số lượng hồ sơ do người yêu cầu giải quyết tranh chấp cung cấp.
(2) Người gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
(3) Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong thời hạn quy định tại Khoản 1, Điều 4, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 4 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của UBND tỉnh .
(4) Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chưa được Tòa án nhân dân thụ lý để giải quyết.
Đang tải thông tin ...
Đang tải thông tin biểu mẫu...
Đang tải thông tin...